Menu

6 Lưu Ý Khi Xét Nghiệm Máu Để Kết Quả Chính Xác

6 Lưu Ý Khi Xét Nghiệm Máu Để Kết Quả Chính Xác

Việc nắm rõ các lưu ý khi xét nghiệm máu sẽ giúp bệnh nhân có được kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhất. Vậy có những lưu ý nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của MEDITOP để được giải đáp chi tiết thắc mắc và biết thêm những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xét nghiệm máu. Cùng theo dõi ngay nhé!

>>>> XEM NGAY: Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm máu tại MEDITOP

1. Tìm hiểu thông tin về xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm nhằm phân tích, đánh giá các định lượng, nồng độ, chỉ số có trong máu. Từ đó, kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán cũng như xác định các bệnh lý một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Một số xét nghiệm cơ bản mà bạn thường được chỉ định như:

  • Xét nghiệm sinh hóa.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.
  • Xét nghiệm các men.
  • Xét nghiệm đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch vành.

Tìm hiểu thông tin về xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh và điều trị sớm

2. Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn

Các xét nghiệm máu cần nhịn ăn

  • Khi thực hiện các xét nghiệm, bạn thường được chỉ định là không ăn trước khi thực hiện. Bởi vì, trong quá trình các chất chuyển hóa khi ăn sẽ hấp thụ vào máu và làm thay đổi các thành phần, chỉ số trong máu. Sau đây là một số trường chuyên biệt bạn cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu:
  • Xét nghiệm Glucose trong máu: Đây là xét nghiệm nhằm đo chỉ số đường huyết trong cơ thể người. Vì vậy, bạn cần nhịn ăn trước đó từ 6 - 8 tiếng.
  • Xét nghiệm sắt: Người bệnh được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước khi làm xét nghiệm vì sẽ làm thay đổi kết quả. Trường hợp, bạn có uống thuốc sắt hay vitamin có chứa sắt thì nên dừng uống trước đó 24 giờ.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Xét nghiệm này thường dành có các người bệnh có nguy cơ cao về tiền sử bị tim mạch. Tương tự như xét nghiệm đường huyết, bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn trước đó 8 - 10 tiếng để đảm bảo kết quả.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Cũng như các xét nghiệm trên, bạn cần nhịn trước khi thực hiện từ 8 đến 10 tiếng.
  • Xét nghiệm các chất điện giải: Chất điện giải liên quan đến nhiều yếu tố quan trọng trong cơ thể người cân bằng điện giải, vitamin 12,... vì vậy bạn cũng cần nhịn ăn trước đó.
  • Những lưu ý khác trước khi xét nghiệm: Ngoài việc nhịn ăn, dừng uống thuốc 12 tiếng trước khi xét nghiệm đã kể trên thì bạn cũng phải tạm dừng uống được có ga, rượu, bia, hoa quả,.. để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Các chất cơ thể hấp thu trước khi xét nghiệm sẽ làm sai kết quả

Các chất cơ thể hấp thu trước khi xét nghiệm sẽ làm sai kết quả

3. Những điều lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là quy trình quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán của bác sĩ về tình trạng người bệnh. Để kết quả xét nghiệm đạt mức chính xác cao, bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây.

3.1 Không uống thuốc trước khi xét nghiệm máu

Việc uống thuốc trước khi xét nghiệm có thể dẫn đến tình trạng kết quả xét nghiệm bị sai lệch. Điều này không những khiến bác sĩ khó đưa ra chẩn đoán mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, việc thông báo rõ các loại thuốc đã sử dụng gần đây với bác sĩ trước khi xét nghiệm máu là điều vô cùng cần thiết.

lưu ý khi xét nghiệm máu

Hạn chế uống thuốc trước khi xét nghiệm máu

3.2 Không nên uống cà phê, hút thuốc trước khi xét nghiệm

Trong thành phần của cà phê hoặc thuốc lá thường chứa các chất kích thích như cafein, nicotin. Việc sử dụng cafe hoặc hút thuốc trước xét nghiệm vài giờ sẽ khiến kết quả máu cao hơn mức bình thường. Vì vậy, bạn không nên dùng các chất kích thích trước khi xét nghiệm để kết quả có độ chính xác cao.

lưu ý khi xét nghiệm máu

Hạn chế hút thuốc, uống cà phê trước khi xét nghiệm

3.3 Không uống rượu, bia trước khi xét nghiệm máu

Chất cồn trong rượu, bia chính là nguyên nhân làm gia tăng triglycerid trong cơ thể khiến cho tâm trạng lo lắng không cần thiết. Vậy nên, trước khi xét nghiệm mỡ máu, bạn nên kiêng rượu và các loại thức uống có cồn. Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng các thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt trước khi xét nghiệm.

lưu ý khi xét nghiệm máu

Trước khi xét nghiệm máu không nên uống rượu, bia

>>>> ĐỌC NGAY: Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm máu khi chẩn đoán

3.4 Không nên vận động mạnh trước khi xét nghiệm máu

Cảm xúc, tâm lý, tình trạng sức khỏe cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Nếu bạn hoạt động quá sức, đang bị sốc, cảm xúc không ổn định hoặc có vết thương bị nhiễm trùng thì nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm máu.

lưu ý khi xét nghiệm máu

Trước khi xét nghiệm máu cần tránh vận động mạnh

>>>> THAM KHẢO NGAY: Máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm máu tại MEDITOP

3.5 Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất

Buổi sáng được xem là “thời điểm vàng” để lấy mẫu máu xét nghiệm tốt nhất. Trước khi lấy máu, bạn cần kiêng kỵ đồ ngọt, thức uống có cồn, cafe… trong vòng 12 tiếng. Các chỉ số sinh hóa máu trong một số xét nghiệm nếu thực hiện sai thời điểm như sau khi dùng chất kích thích hoặc sau khi ăn sẽ cho ra kết quả không chính xác.

lưu ý khi xét nghiệm máu

Thời điểm tốt nhất để lấy máu xét nghiệm

4. Xét nghiệm máu lúc nào là tốt nhất?

Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm vào buổi sáng vì đây là lúc tốt nhất để thực hiện. Bởi lẽ trước đó từ 10 đến 12 tiếng bạn được yêu cầu không ăn hay uống các chất có ga, bia rượu, hoa quả,...Nếu không, các chỉ số trong máu sẽ thay đổi và kết quả xét nghiệm không chính xác.

Không sử dụng chất kích thích trước khi xét nghiệm máu

Không sử dụng chất kích thích trước khi xét nghiệm máu

5. Các vấn đề thường xảy ra khi xét nghiệm máu và cách xử lý cụ thể

  • Trên thực tế, không phải trường hợp xét nghiệm máu nào cũng diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Mặc dù được thực hiện theo đúng chuẩn quy trình nhưng quá trình xét nghiệm máu vẫn thường tồn tại một số vấn đề. Dưới đây là các vấn đề phổ biến cũng như cách xử lý cụ thể trong xét nghiệm máu mà bạn có thể tham khảo:
  • Một vài trường hợp sau khi lấy máu để xét nghiệm sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi, choáng nhẹ vì tinh thần căng thẳng do thiếu máu. Lúc này, bạn cần thông báo ngay với nhân viên y tế làm xét nghiệm để được giúp đỡ.
  • Ngoài ra, có một số trường hợp cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt đột ngột và có khả năng ngất xỉu. Để xử lý vấn đề này, bạn nên báo ngay cho nhân viên xét nghiệm và nằm xuống ngay lập tức.
  • Thông thường, mũi tiêm để lấy máu khá bé, đồng thời chúng được vệ sinh vô trùng rất an toàn. Điều này giúp đảm bảo việc lấy máu không xảy ra nhiễm trùng, sưng tấy hoặc để lại sẹo. Nếu chỗ lấy màu có vết bầm nhỏ thì bạn không cần phải quá lo lắng, vì vết này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày.
  • Một số trường hợp hi hữu là bạn có thể sẽ bị nhiễm trùng bởi vết kim đâm vào gây sưng tấy, viêm nhiễm hoặc cảm thấy đau khi chạm vào chỗ tiêm. Đối với trường hợp này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám và xử lý kịp thời.

 lưu ý khi xét nghiệm máu

Máy xét nghiệm máu do MEDITOP nhập khẩu chính hãng

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Máy phân tích huyết học Mindray BC-3000 Plus

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến các lưu ý khi xét nghiệm máu. Thiết bị y tế MEDITOP hy vọng sẽ giúp bạn xét nghiệm máu thuận lợi và có kết quả chính xác. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình.

Thông tin liên hệ

●      Hà Nội: 16 BT2 Trần Thủ Độ, Khu Đô Thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội

●      Hotline: 0963.923.329

●      Website: meditop.com.vn

 

avatar
Trần Thế Thành

Tôi là Trần Thế Thành, hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần thương mại quốc tế MEDITOP. Với MEDITOP chúng tôi không chỉ là bán hàng mà còn phải thấu hiểu và chia sẻ khó khăn và giải quyết được mọi vướng mắc cho khách hàng.

Tin tức liên quan