Menu

Kỹ Thuật Tách Chiết DNA Trong Phòng Thí Nghiệm Chi Tiết

Kỹ Thuật Tách Chiết DNA Trong Phòng Thí Nghiệm Chi Tiết

Kỹ thuật tách chiết DNA được ứng dụng trong quá trình được thực hiện để tinh lọc DNA từ một mẫu vật. Kỹ thuật này có ý nghĩa quan trọng trong nền sinh học phân tử và khoa học pháp y. Bài viết dưới đây của MEDITOP sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy trình tách chiết DNA. Cùng tham khảo ngay nhé!

>>>> XEM THÊM: Máy tách chiết DNA/RNA Axit Nucleic tự động trong thí nghiệm

1. Tách chiết DNA là gì?

Tách chiết DNA là kỹ thuật cơ bản được ứng trong các phòng thí nghiệm phân tử, di truyền học và sinh vật học. Các phân tử DNA sau khi tách chiết phải đảm bảo được chất lượng lẫn số lượng để đáp ứng các phân tích về sau.

kỹ thuật tách chiết dna

Tách chiết DNA

2. Nguyên lý tách chiết DNA

Đối với từng loại mô và tế bào sẽ có một quy trình tách chiết DNA khác nhau để phù hợp. Tuy nhiên, nguyên lý tách chiết DNA từ tế bào vẫn gồm các bước cơ bản như sau:

      Bước 1: Phá màng.

      Bước 2: Loại bỏ Protein.

      Bước 3: Tủa Nucleic Acid.

3. Phương pháp tách chiết DNA

Kỹ thuật tách chiết DNA gồm 2 phương pháp chính là truyền thống và từ xương người. Mỗi phương pháp đều sẽ có đặc điểm và cách thực hiện khác nhau. Bạn có thể tham khảo các phương pháp tách chiết DNA dựa vào thông tin được chia sẻ cụ thể dưới đây.

3.1 Chuẩn bị

Trước khi tiến hành thực hiện các thao tác tách chiết ADN, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, hóa chất, bệnh phẩm. Việc chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận nhằm giúp quá trình tách chiết diễn ra thuận lợi và chính xác.

Người thực hiện: Kỹ thuật viên xét nghiệm Sinh học phân tử phải là người đã được đào tạo chuyên nghiệp.

Phương tiện

      Buồng vô trùng (biology cabinet).

      Máy ly tâm tốc độ cao (tốc độ tối đa: 14.000 vòng/phút).

      Máy vortex.

      Các dòng pipet: 10 µl, 20 µl, 100 µl, 200 µl, 1000 µl.

      Đầu côn có màng lọc.

      Ống eppendorf 1,5ml vô trùng, không có enzym nucleaza.

      Ống PCR vô trùng 0,2 ml, không có enzym nucleaza.

      Tủ lạnh 4 - 8 độ C, tủ âm sâu - 20 độ C.

      Găng tay.

Hóa chất: Sử dụng bộ kit tách ADN thương mại. Trong trường hợp tách thủ công thì kỹ thuật viên sử dụng các sinh phẩm cần thiết như proteinase K, phenol/chloroform, đệm ly giải tế bào, cồn tuyệt đối để tách chiết ADN.

Bệnh phẩm: 2ml máu ngoại vi/máu cuống rốn chống đông bằng EDTA.

>>>> THAM KHẢO THÊM: Hệ thống tách chiết axit nucleic (DNA/RNA) tự động 48 mẫu

3.2 Phương pháp tách chiết DNA truyền thống

kỹ thuật tách chiết dna

Phương pháp tách chiết DNA truyền thống

Để quá trình tách chiết DNA diễn ra chính xác, kỹ thuật viên cần phải nắm rõ các thao tác thực hiện của từng phương pháp. Đối với tách chiết theo phương pháp truyền thống, người thực hiện cần tiến hành 3 bước như sau:

      Bước 1: Phá màng tế bào, màng nhân bằng cách nghiền mô và tế bào trong dung dịch chất tẩy (SDS) và proteinase. Từ đó, DNA được giải phóng ra môi trường, đồng thời phân hủy protein liên kết với DNA.

      Bước 2: Kỹ thuật viên tiến hàng trộn lẫn DNA với các thành phần khác của tế bào, chủ yếu là protein trong dung dịch. Tại thời điểm này, DNA cần phải được tách ra khỏi protein của tế bào bằng cách sử dụng hỗn hợp Phenol/Chloroform.

      Bước 3: Người thực hiện sẽ sử dụng Ethanol/Isopropanol để tủa DNA trong dung dịch đã thu được trước đó. Tiếp đến, kỹ thuật viên tiến hành ly tâm để thu cặn DNA. Chất cặn này có thể được rửa trong Ethanol 70% một hoặc hai lần để làm sạch mẫu. Cuối cùng, chuyên viên sẽ cho bay hơi cồn và huyền dịch hóa cặn DNA thu được trong đệm.

3.3 Phương pháp tách chiết ADN từ xương người

Vì bề mặt của xương rất cứng và khó tan vỡ nên đòi hỏi quy trình tách chiết của phương pháp này cần thực hiện cẩn thận. Kỹ thuật viên có thể thực hiện các phương pháp bằng cách khử trùng và không nghiền nát xương thành bột.

      Khử trùng: Bề mặt xương và các thiết bị dùng để tách chiết phải được khử khuẩn bằng thuốc tẩy chuyên biệt, nước đựng hoặc các dụng cụ khử trùng. Sau khi nghiền nát xương, kỹ thuật viên sẽ sử dụng 6ml dung dịch đệm phân giải cho 750gr bột xương để ủ qua đêm ở nhiệt độ 370°C. Kết tủa DNA bằng muối amoni acetat và ủ hỗn hợp trong đá lạnh. Hỗn hợp sau khi ly tâm sẽ thu và hòa tan ADN trong nước khử ion.

      Phương pháp không nghiền xương thành bột bằng công nghệ PCT: Công nghệ này có khả năng loại được sự lây nhiễm chéo thường xuất hiện do sử dụng chung máy nghiền cho nhiều mẫu xương. Kỹ thuật viên nên cắt thành các mảnh nhỏ khoảng 250mg để phù hợp với ống trong công nghệ tiêu dùng sức ép.

kỹ thuật tách chiết dna

Máy tách chiết DNA

4. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện tách chiết DNA

kỹ thuật tách chiết dna

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện tách chiết DNA

Để kỹ thuật tách chiết DNA được diễn ra chính xác, không chỉ đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững chuyên môn mà còn cần phải lưu ý một vài điều quan trọng sau:

SAI SÓT

XỬ TRÍ

Lấy Không đủ mẫu hoặc lấy sai chất chống đông.

Thực hiện theo đúng hướng dẫn quy cách lấy mẫu.

Thao tác pipet chưa chính xác.

Thao tác với pipet theo đúng thể tích quy định.

Tín hiệu phản ứng không rõ ràng.

Bảo quản hóa chất đúng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất

Thực hiện chính xác và đầy đủ các bước trong quy trình xét nghiệm.

>>>> THAM KHẢO THÊM

Trên đây là những kiến thức bổ ích liên quan đến kỹ thuật tách chiết DNA trong phòng thí nghiệm mà Thiết bị y tế MEDITOP muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu đặt mua sản phẩm hỗ trợ tách chiết DNA thì hãy liên hệ ngay đến đội ngũ tư vấn của chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tận tình nhé!

Thông tin liên hệ

      Địa chỉ: 16 BT2 Trần Thủ Độ, Khu Đô Thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội

      Hotline: 0963.923.329

      Website: meditop.com.vn

 

avatar
Trần Thế Thành

Tôi là Trần Thế Thành, hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần thương mại quốc tế MEDITOP. Với MEDITOP chúng tôi không chỉ là bán hàng mà còn phải thấu hiểu và chia sẻ khó khăn và giải quyết được mọi vướng mắc cho khách hàng.

Tin tức liên quan